Với sự phát triển “như vũ bão” của công nghệ thông tin hiện nay, có rất nhiều phần mềm mầm non hữu ích không chỉ giúp các trường giảm bớt công việc sổ sách mà còn giúp các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con ở trường.
Xóa tan mọi nỗi lo khi chăm sóc trẻ với phần mềm mầm non
Công cụ quản lý này được cài ngay trên điện thoại di động nên bất cứ ở đâu phụ huynh đều có thể tham gia trao đổi, giám sát con cái cùng với nhà trường.
Với ứng dụng Kidsonline, nhà trường, giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, dễ dàng, công tác quản lý mầm non hiệu quả. Phụ huynh có thể nhận và phản hồi tới giáo viên kịp thời, xóa bỏ những hiểu lầm và nỗi lo không đáng có. Các hoạt động riêng của lớp được dễ dàng chia sẻ và đặc biệt các công tác giáo vụ, quản lý của Nhà trường đều được đơn giản hóa.
Phần mềm mầm non – người bạn đồng hành cùng quá trình nuôi dạy trẻ
Phụ huynh cũng dễ dàng gửi đơn xin nghỉ học, tin nhắn đầu ngày, lời dặn uống thuốc tới cô giáo chỉ với một vài thao tác đơn giản trên điện thoại có cài đặt ứng dụng
Không chỉ vậy, phần mềm quản lý mầm non này đã giúp nhà trường và từng giáo viên luôn luôn có sẵn hồ sơ của học sinh trên điện thoại để có thể tra cứu ngay lúc cần.
Mọi dặn dò của phụ huynh được lưu lại cẩn thận, hệ thống tới từng đối tượng để việc chăm sóc các bé luôn được ghi nhớ, tránh tình trạng quá tải trí nhớ cho giáo viên vào những ngày đặc biệt. Kidsonline còn giúp ích cho thao tác điểm danh của giáo viên được nhanh gọn hơn, nhận được các đơn xin nghỉ cũng như lời nhắn hàng ngày của phụ huynh nhanh chóng và dễ dàng.
Xem thêm:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những điều vô cùng cần thiết, trở thành trọng tâm giảng dạy ở một số trường mầm non. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này cuả trẻ. Trẻ có linh hoạt, nhanh nhẹn hay tự tin không đều thể hiện qua cách ăn nói và giao tiếp của trẻ.
Dưới đây là một số gợi ý cho thầy cô về các hoạt động tại lớp giúp trẻ củng cố khả năng sử dụng ngôn ngữ!
Dưới đây là một số gợi ý cho thầy cô về các hoạt động tại lớp giúp trẻ củng cố khả năng sử dụng ngôn ngữ!
* Hoạt động ngoài trời:
Thông qua những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... thầy cô hãy xây dựng đề tài để trẻ có thể tạo nên câu chuyện của mình. Nhưng thầy cô chỉ gợi ý mở còn lại hãy để trẻ tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
Thầy cô có thể định hướng cho trẻ kể theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Trong quá trình thầy cô cũng không ngừng quan sát, theo dõi để hỗ trợ trẻ giúp trẻ tự tin hơn.
Thầy cô có thể định hướng cho trẻ kể theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Trong quá trình thầy cô cũng không ngừng quan sát, theo dõi để hỗ trợ trẻ giúp trẻ tự tin hơn.
Ví dụ : Miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa. Tưởng tượng những sự việc xảy ra tiếp theo đó như bé ở nhà một mình thì sao? Hay lúc đó bé thấy như thế nào?
Từ từ kết nối giúp trẻ tự xây dựng nên câu chuyện của mình.
Từ từ kết nối giúp trẻ tự xây dựng nên câu chuyện của mình.
* Hoạt động góc :
Trẻ mầm non đang ở giai đoạn học tập và khám phá mọi thứ nên trẻ rất để ý đến mọi thứ xung quanh. Điều này tạo cho trẻ một khả năng quan sát tốt đồng nghĩa sẽ là nền tảng cho miêu tả tốt và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, hãy tạo điều kiện cho trẻ được miêu tả những gì trẻ thấy và sau đó kể cho cô và các bạn. Đây là một cách kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ rất tốt bởi trẻ luôn thích nói về những gì mình thích. Điều này cũng nhằm mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.
Chuẩn bị : Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể. Chọn đồ chơi, vật thật có thể như : Gương, lược, khăn, chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật .., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng , tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng.
Lưu ý: khi trẻ kể cô nên nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa. Thầy cô không quên hỗ trợ, động viên trẻ để trẻ không cảm thấy ngại hay mất tự tin trước các bạn.
Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
Đây là một cách khá quen thuộc, đơn giản và thường được áp dụng. Thầy cô sẽ thông qua những hoạt động diễn ra trong cuộc sống của trẻ để tạo thành chủ để tạo sự thân quen. Như vậy, trẻ sẽ tự tin và cách kể chuyện cũng sẽ tự nhiên hơn
Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc , ghi rõ mẫu cần luyện . Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình.
Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Thầy cô nên chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể. Như vậy, trẻ sẽ đỡ bỡ ngỡ và tự nhiên hơn
Phần mềm dinh dưỡng mầm non là một sản phẩm hỗ trợ gia đình, trường học có thể chăm sóc kĩ lưỡng hơn tới sự phát triển của trẻ.
Vì sao cần phần mềm quản lý mầm non hỗ trợ tính năng quản lý dinh dưỡng cho trẻ?
Hiện nay, phần lớn trẻ em Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất so với các thế hệ trước đây. Nhưng điều này là không hề đủ, theo thống kê mới nhất, nước ta là một trong những nơi có tỉ lệ chiều cao, thể lực thuộc nhóm TOP 5 những nước có chiều cao thấp nhất. Chính vì vậy, hầu hết những gia đình đều tìm kiếm các hình thức chăm sóc đặc biệt nhằm cải thiện sức vóc của con cái.
Có hai giai đoạn vàng cho sự phát triển của con người đó là lứa tuổi mầm non và độ tuổi dậy thì. Để khi dậy thì trẻ có thể phát triển tối đa, ngay từ ngày còn nhỏ cha mẹ cần có sự bổ sung dinh dưỡng cần thiết một cách đều đặn. Tuy nhiên thể trạng mỗi con người là khác nhau. Do đó, để có thể cung cấp lượng thức ăn đầy đủ phù hợp với từng trẻ là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, phần mềm dinh dưỡng mầm non đã ra đời.
Phần mềm giúp gia đình, nhà trường có thể xác định khẩu phần ăn, loại chất cần bổ sung để bù đắp những thứ còn thiếu trong cơ thể của trẻ.
Trẻ nhận được gì từ phần mềm dinh dưỡng mầm non này?
Trong giai đoạn thiết kế phần mềm, chúng tôi luôn đặt mục tiêu về sức khỏe của trẻ lên hàng đầu. Nên sản phẩm mang lại những lợi ích thiết thực cho đối tượng này.
- Đảm bảo sự đầy đủ dinh dưỡng
- Phát hiện sự thiếu chất một cách nhanh chóng, từ đó tìm hướng giải quyết triệt để
- Thúc đấy quá trình tăng chiều cao, tăng cân ở trẻ qua từng giai đoạn.
Trên đây là ba lợi ích mà sản phẩm tập trung hướng đến. Bên cạnh đó cũng còn có rất nhiều những lợi ích khác.
Bạn hoàn toàn có thể biết thêm lợi ích của phần mềm dinh dưỡng mầm non khi bạn sử dụng nó!
Xem thêm:
Đan xen trong mỗi bài học, giáo viên cũng có thể lồng ghép những kỹ năng cũng như các trò chơi bổ ích cho trẻ.
Hy vọng với những thông tin về trò chơi cho trẻ mầm non dưới đây, các giáo viên sẽ mang đến cho trẻ thật nhiều các tiết học thú vị và sinh động
- Cách quản lý trẻ mầm non hiệu quả bằng phần mềm quản lý chuyên nghiệp
- Ứng dụng phần mềm mầm non trong trường học
Một số trò chơi dành cho trẻ em
1. Chi chi chành chành (Từ 3 tuổi)
Đặc điểm trò chơi:
Tập thể, luyện nhanh nhẹn, phản xạ. Không đòi hỏi phải có sân chơi.
Cách chơi:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
(100 Trò chơi Dân gian Việt Nam)
2. Trời nắng, trời mưa
Luật chơi:Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi bé phải trốn vào một nơi trú mưa. Ai không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng từ 30 -40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi khoảng 3-4 vòng.
Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của người hướng dẫn. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: “Trời mưa” thì mỗi trẻ tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (chạy vòng tròn). Ai chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài 1 lần chơi. Trò chơi tiếp tục, giáo viên ra lệnh “trời nắng” để trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên để trẻ tìm đường trú mưa.
3. Cáo và thỏ (trò chơi vận động cho lớp mầm)
Luật chơi:Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn.G iáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị váo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.
(100 trò chơi Mẫu Giáo-NXB Trẻ)
4. Ai nhanh hơn
Chuẩn bị- Chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát…)
- Bụt bật sâu
- Hầm chui
- Thang leo
- Vòng thể dục
Luật chơi
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
- Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, đến bục bước lên và bật sâu xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm, bò chui qua hầm chạy đến thang leo, trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi chạy về xếp cuối hàng.
* Yêu cầu:
- Trẻ trước chạy đến bục bật sâu thì trẻ sau bắt đầu ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không chờ hiệu lệnh của cô.
- Trẻ chơi liên tục trong vòng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
* Chú ý:
Cô giáo luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ và bảo hiểm cho trẻ.
5. Chuyền bóng (Từ 3 tuổi) Bắt chước tạo dáng
Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng. Cho trẻ đứng thành vòng tròn. (Nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.
Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
(100 Trò chơi MG - NXB Trẻ)
Bắt chước tạo dáng
Luật chơi:
Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.
Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.
Cách chơi:
Trước khi chơi, giáo viên hướng dẫn gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Ví dụ như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc thế nào?
Trước khi chơi, giáo viên hướng dẫn gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Ví dụ như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc thế nào?
Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con gì để khi nào giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn. Giáo viên hướng dẫn sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để cho vui, giáo viên cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy, giáo viên hướng dẫn để trẻ dừng lại và tạo dáng.
(100 Trò chơi MG _ NXB Trẻ)
Sổ liên lạc điện tử hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý học sinh, nắm bắt tình hình học tập của từng thành viên trong lớp học của giáo viên mầm non.
Giáo viên và phụ huynh luôn cần trao đổi thông tin của trẻ một cách thường xuyên. Khi khoa học chưa phát triển, để có thể liên lạc trở nên rất khó khăn.
Nhưng với sự hội nhập và sáng tạo như hiện nay, gia đình hoàn toàn có thể nói chuyện, bàn bạc về tình hình hoạt động của con cái tại trường học một cách dễ dàng. Trong rất nhiều hình thức trò chuyện, sổ liên lạc điện tử cho giáo viên được sử dụng nhiều nhất.
Sổ liên lạc điện tử cho giáo viên sử dụng với mục đích gì?
Sổ liên lạc điện tử là một cách liên hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Với hình thức làm việc này, hai đối tượng đều có thể thảo luận một cách trực tiếp mà không bị cản trở bởi vị trí địa lý. Điều này giúp cho các bậc phụ huynh có thể quan tâm tới trẻ nhỏ dù bận rộn công việc.
Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp cho nhà trường có cách thức liên hệ với giáo viên mới. Khi sử dụng ứng dụng này, những thông báo họp cuối kỳ,… sẽ được chuyển trực tiếp tới từng giáo viên, tránh được tình trạng mất thời gian thông báo tới bất kỳ cá nhân nào.
Những tiện ích mà sổ liên lạc điện tử giáo viên mang lại
- Cha mẹ hoàn toàn có thể xin nghỉ phép cho trẻ ngay trên ứng dụng.
- Tạo dựng mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên và phụ huynh.
- Dễ dàng thông báo những hoạt động của nhà trường, xin ý kiến của phụ huynh một cách nhanh chóng.
- Việc trao đổi thông tin với các giáo viên khác cũng trở nên thuận tiện hơn.
Hy vọng với những ý nghĩa thiết thực sổ liên lạc điện tử cho giáo viên tạo ra, sản phẩm sẽ được lựa chọn là công cụ hỗ trợ công việc một cách hiệu quả.
Hình thức thiết lập hệ thống quản lý trường mầm non đúng đắn giúp ban giám hiệu có thể xác định đúng hướng phát triển của trường học sau này. Do đó, việc tìm kiếm và ứng dụng cách làm việc mới luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi cơ sở giáo dục.
Tham khảo:
Phần mềm quản lý giáo dục mầm non đem lại hiệu quả caoNhững sự thay đổi do hệ thống quản lý trường mầm non mang lại
- Việc ứng dụng phần mềm tiện ích này đã hỗ trợ trường học có được cách thức quản lý mới phù hợp với sự phát triển của cuộc sống. Điều này giúp nhà trường có thể ghi điểm với phụ huynh học sinh về sự mạnh dạn thay đổi hình thức giáo dục và mang tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ.
- Cách thức lưu trữ hồ sơ, thông tin được thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc cập nhập thông tin trên máy tính, giúp nhà trường tránh được tình trạng thất lạc thông tin. Đây là ưu điểm của việc bảo quả thông tin trên máy tính thay vì lưu giữ thông tin bằng giấy tờ như trước kia.
- Cách liên lạc giữa thành viên cán bộ trong trường cũng như việc trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh được linh hoạt hơn. Với hệ thống quản lý mới, hình thức trao đổi được thực hiện bởi sự hỗ trợ của internet. Do đó, khoảng cách địa lý đã không còn là vấn đề gây cản trở cuộc đối thoại.
- Việc sử dụng cách quản lý dựa vào sự phát triển của khoa học giúp cho trẻ nhỏ được sống trong thời đại kĩ thuật số, điều này không chỉ tạo ra một môi trường sống hiện đại cho học sinh mà nó còn giúp khơi gợi sự sáng tạo ngay từ nhỏ.
Với những thay đổi nhỏ này, hy vọng nhà trường cũng như các bậc cha mẹ đóng góp ý kiến cho hệ thống phần mềm quản lý trường mầm non của chúng tôi để phần mềm có thêm những kinh nghiệm khi việc nâng cấp sản phẩm.
Một phần mềm quản lý giáo dục mầm non chất lượng luôn đáp ứng được đầy đủ những gì nhà trường cần. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng ứng dụng tiện ích này là vô cùng sáng suốt.
Xem thêm:Vì sao cần sử dụng phần mềm quản lý giáo dục mầm non
Môi trường giáo dục thường có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách thảo đáng. Tuy nhiên với lực lượng đội ngũ nhân viên quản lý, ban giám hiệu trường học, để có thể hoàn thiện công việc một cách hoàn hảo là điều không hề dễ dàng.
Với mong muốn có thể mang tới một môi trường học tập tốt cho học sinh cũng như đưa ra lời đảm bảo để phụ huynh có thể tin tưởng gửi gắm con trẻ, nhà trường luôn cần tới sự hỗ trợ của phần mềm giáo dục chất lượng hiện nay. Đặc biệt là đối với những trường mầm non thì việc sử dụng phần mềm càng trở nên cần thiết.
Những vấn đề được giải quyết với phần mềm quản lý giáo dục mầm non
- Đánh giá được thay đổi trong thể trạng của trẻ
Trẻ nhỏ là đối tượng lớn lên từng ngày. Do đó việc cập nhập thông tin liên quan tới kì kiểm tra sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Thông qua đó có được những đánh giá chính xác nhất. Và ứng dụng của chúng tôi có thể lưu giữ những thông tin này và gia đình học sinh hoàn toàn có thể xem xét một cách dễ dàng.
- Tạo ra hình thức liên lạc trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh
Có rất nhiều bậc cha mẹ do vướng mắc công việc, không có đủ thời gian để trao đổi trực tiếp với giáo viên về tình hình hoạt động của con cái tại trường học thì hiện nay, với sản phẩm của chúng tôi, việc trao đổi này sẽ trở nên dễ dàng và hữu ích ngay cả khi phụ huynh ở vị trí địa lý cách xa giáo viên.
Với những ứng dụng thiết thực này, phần mềm quản lý mầm non có thể hỗ trợ nhà trường tạo ra môi trường học tập tốt cho con trẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)