Gợi ý hoạt động tại lớp học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những điều vô cùng cần thiết, trở thành trọng tâm giảng dạy ở một số trường mầm non. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này cuả trẻ. Trẻ có linh hoạt, nhanh nhẹn hay tự tin không đều thể hiện qua cách ăn nói và giao tiếp của trẻ.
Dưới đây là một số gợi ý cho thầy cô về các hoạt động tại lớp giúp trẻ củng cố khả năng sử dụng ngôn ngữ!

Hoạt động ngoài trời:

Thông qua những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng... thầy cô hãy xây dựng đề tài để trẻ có thể tạo nên câu chuyện của mình. Nhưng thầy cô chỉ gợi ý mở còn lại hãy để trẻ tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
Thầy cô có thể định hướng cho trẻ kể theo dạng : Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. Trong quá trình thầy cô cũng không ngừng quan sát, theo dõi để hỗ trợ trẻ giúp trẻ tự tin hơn. 
Ví dụ : Miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa. Tưởng tượng những sự việc xảy ra tiếp theo đó như bé ở nhà một mình thì sao? Hay lúc đó bé thấy như thế nào?
Từ từ kết nối giúp trẻ tự xây dựng nên câu chuyện của mình.



Hoạt động góc :

Trẻ mầm non đang ở giai đoạn học tập và khám phá mọi thứ nên trẻ rất để ý đến mọi thứ xung quanh. Điều này tạo cho trẻ một khả năng quan sát tốt đồng nghĩa sẽ là nền tảng cho miêu tả tốt và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, hãy tạo điều kiện cho trẻ được miêu tả những gì trẻ thấy và sau đó kể cho cô và các bạn. Đây là một cách kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ rất tốt bởi trẻ luôn thích nói về những gì mình thích. Điều này cũng nhằm mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát,  trẻ tập trung vào đồ chơi.

Chuẩn bị : Chọn  đồ dùng, đồ chơi phải  đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng thú, rung động khi kể. Chọn đồ chơi, vật thật có thể như : Gương, lược, khăn, chén ly, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật .., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng , tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng.

Lưu ý: khi trẻ kể cô nên nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn , giọng kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa. Thầy cô không quên hỗ trợ, động viên trẻ để trẻ không cảm thấy ngại hay mất tự tin trước các bạn.

Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:


Đây là một cách khá quen thuộc, đơn giản và thường được áp dụng. Thầy cô sẽ thông qua những hoạt động diễn ra trong cuộc sống của trẻ để tạo thành chủ để tạo sự thân quen. Như vậy, trẻ sẽ tự tin và cách kể chuyện cũng sẽ tự nhiên hơn


Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc , ghi rõ mẫu  cần luyện . Chọn đề tài phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình.
Ví dụ :Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm gì? các con chú ý  những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? kể lại cho cô nghe. Thầy cô nên chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá nhân trẻ kể. Như vậy, trẻ sẽ đỡ bỡ ngỡ và tự nhiên hơn


0 nhận xét:

Copyright © 2013 Blog giáo viên mầm non